Khóa học

Kinh dịch căn bản

Giới thiệu khoá học

Để có một căn nhà hợp phong thủy, trước hết đó phải là căn nhà gọn gàng và sạch sẽ, đồng thời cũng phải mang đến cảm giác thoải mái và thư giãn cho gia chủ. Hãy bắt đầu bằng việc dọn dẹp nhà cửa và loại bỏ đi những thứ bạn không thích, không hữu dụng hoặc khiến bạn cảm thấy không thoải mái trong ngôi nhà của mình.

Thời lượng 60 phút
Bài học 6 bài
Chứng chỉ

Nội dung khoá học

Giới thiệu về Kinh dịch

Truyền thuyết nói rằng Kinh Dịch bắt đầu ra đời từ vua Phục Hy, lúc ấy Hoàng Hà có con long mã hiện hình lưng nó có khoáy thành đám, từ một đến chín, vua Phục Hy coi những khoáy đó, mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch ra thành nét. Đầu tiên vạch một nét liền (tức là vạch lẻ), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Dương, và một nét đứt (tức là vạch chẵn), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Âm. Hai cái vạch đó gọi là hai Nghi. Trên mỗi nghi thêm một nét nữa, thành ra bốn cái hai vạch, gọi là bốn Tượng. Trên mỗi Tượng lại vạch thêm một vạch nữa, thành ra tám cái ba vạch, gọi là tám Quẻ (tức là quẻ đơn). Sau cùng Phục Hy lại đem quẻ nọ chồng lên quẻ kia, thành ra sáu mươi tư cái sáu vạch, gọi là sáu mươi tư Quẻ (tức là quẻ kép). Từ thời Phục Hy đến cuối nhà Thương Kinh Dịch vẫn chỉ là những vạch liền, vạch đứt, chưa có tên hiệu chữ nghĩa gì cả.

Sang tới đầu nhà Chu, Chu Văn Vương mới đem những Quẻ của Phục Hy mà đặt từng tên và diễn thêm lời ở dưới mỗi quẻ để nói về sự lành dữ của cả quẻ, như chữ nguyên hanh lợi tẫn mã chi trinh ở quẻ Khôn v.v... Lời đó gọi là Lời Quẻ (quái từ), hay lời thoán (thoán từ).

Rồi sau đó Chu Công tức Cơ Đán (con trai thứ Văn Vương), lại theo số vạch của các quẻ mà chia mỗi quẻ ra làm sáu phần, mỗi phần gọi là một Hào, và dưới mỗi hào đều có thêm một hoặc vài câu, để nói về sự lành dữ của từng hào, như câu Sơ Cửu: tiềm long vật dụng hay câu Cửu Nhị: hiện long tại điền trong quẻ Kiền và câu Sơ Lục lý sương kiên băng chí hay câu Lục Tam: Hàm chương khả trinh trong quẻ Khôn... Lời đó gọi là lời hào (Hào từ) vì phần nhiều nó căn cứ vào hình tượng của các hào, cho nên nó còn gọi là (Lời tượng).

Tiếp đến Khổng Tử lại soạn ra sáu thứ nữa, là Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái. Thoán truyện có hai thiên: Thượng Thoán và Hạ Thoán; Tượng truyện có hai thiên: Thượng và Hạ Tượng; Hệ từ cũng có hai thiên: Thượng Hệ và Hạ Hệ; tất cả mười thiên, thường gọi là Thập dực (mười cánh). Sáu thứ đó tuy đều tán cho ý nghĩa Kinh Dịch rộng thêm, nhưng mỗi thứ có một tính cách.

Sơ nét về kinh dịch
Nguồn gốc chiêm bốc và kinh dịch
Bát quái
Ngũ hành vượng tướng
Thiên can địa chí
4 bước đầu gieo quẻ

Giảng viên

Master
Nguyễn Thành Phương
Thầy Phong Thuỷ, chuyên gia phong thuỷ Nguyễn Thành Phương, từ nhỏ, ông vốn là người yêu thích nghiên cứu văn hóa cổ điển phương Đông. Sau những giờ lên lớp ở cấp bậc tiểu học, trung học, là những giờ say mê tìm tòi học hỏi tại Thư Viện. Master Phương đã lần lượt tìm đến học hỏi ở nhiều chuyên gia, nhiều thầy phong thủy, mệnh lý ở cả trong và ngoài nước (Hoa Kỳ, Canada). Tuy nhiên khi càng học hỏi nhiều thì các kiến thức truyền thụ từ các thầy không làm ông thỏa mãn. Cho đến khi ông có may mắn gặp gỡ và được chân truyền từ Đại Sư Lưu Dục Tài là Tổ Sư đời thứ 4 của phái Vô Thường Đàm Dưỡng Ngô tại Malaysia thì ông mới phát hiện ra đây mới chính là kiến thức Phong Thủy thật sự...

Đánh giá khoá học

Lượt đánh giá 0
Trung bình đánh giá 0/5
Bạn cần tư vấn?